Nam châm viên tròn đất hiếm 12*3mm
-
Mã sản phẩm :NCV12.3
Đặt hàng
NAM CHÂM ĐẤT HIẾM (VĨNH CỬU)
Đặc Điểm:
1, Nam châm NdFeB (neodymium)
Là hệ các nam châm dựa trên hợp chất R2Fe14B (R là ký hiệu chỉ các nguyên tố đất hiếm ví dụ như Nd, Pr...) có cấu trúc tinh thể kiểu tứ giác với lực kháng từ lớn (hơn 10 kOe) và từ độ bão hòa rất cao (tới 1,56 T) nên là loại nam châm vĩnh cửu mạnh nhất hiện nay với khả năng cho tích năng lượng từ tới 64 MGOe (tính toán theo lý thuyết) và hiện nay đã xuất hiện loại nam châm Nd2Fe14B có tích năng lượng từ 57 MGOe. Tuy nhiên, loại nam châm này lại không thể sử dụng ở nhiệt độ cao do có nhiệt độ Curie chỉ 312oC. Nam châm Nd2Fe14B lần đầu tiên được phát minh năm 1983 bởi R. Sagawa (Nhật Bản).
2, Nam châm nhiệt độ cao SmCo
Là hệ các nam châm vĩnh cửu được chế tạo từ hợp chất ban đầu là SmCo5 được phát minh năm 1966 bởi tiến sĩ Karl J. Strnat của U.S. Air Force Materials Laboratory (Mỹ) có tích năng lượng từ cực đại 18 MGOe, sau đó Karl J. Strnat lại phát minh ra hợp chất Sm2Co17 có tích năng lượng từ tới 30 MGOe vào năm 1972. Hệ nam châm SmCo có nhiệt độ Curie rất cao (có thể đạt tới 1100oC) và có lực kháng từ cực lớn (tới vài chục kOe) nhờ cấu trúc dạng lá đặc biệt. Nhờ có nhiệt độ Curie cao và lực kháng từ lớn nên được sử dụng trong các ứng dụng nhiệt độ cao (ví dụ trong động cơ phản lực...).
Ứng Dụng:
- Nam châm NdFeB chủ yếu được sử dụng trong điện tử công nghiệp, công nghiệp xe hơi, hóa dầu,
thiết bị cộng hưởng từ hạt nhân, thiết bị âm thanh, hệ thống maglev, trang bị nam châm và hệ thống từ trường điều trị. Ngoài ra, nam châm còn được sử dụng để tiết kiệm năng lượng cho xe máy và xe hơi v.v.
- Hiện nay, nam châm NdFeB được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như hàng không, điện tử, âm thanh đồ điền, máy móc thiết bị điện, dụng cụ, đồng hồ đo, công nghệ y tế, ba lô, túi sách , bóp ví và đặc biệt là được áp dụng để phát triển những sản phẩm có hiệu năng cao và sản phẩm thay thế nhỏ nhẹ...